Thư viện ảnh
Hinh anh cau duong tu an son
Số lượt truy cập :
Visitor
Go
TP. HCM sẽ có thêm một đường hầm và 34 cầu mới
Khởi công nâng cấp Quốc lộ 217 qua tỉnh Thanh Hóa
Khánh thành cầu Tam Bạc mới
Khởi công dự án 2004 tỷ đồng mở rộng QL1A
Cao tốc chạy nước rút để kịp thông xe
Động thổ dự án nâng cao an toàn cầu đường sắt Hà Nội - TP. HCM
Nghệ An: Động thổ DA nâng cấp, mở rộng tỉnh lộ 535
Khánh thành cầu Chợ Gạo gỡ "nút thắt" cả giao thông thủy lẫn bộ
Những cây cầu độc đáo ở Đà Nẵng
Khởi công dự án mở rộng QL1A hơn 3.500 tỷ đồng
Nhật Bản cho Việt Nam vay 2,16 tỷ USD để thực hiện 12 dự án
Đà Nẵng khánh thành hai công trình kỷ lục thế giới
Tin tức
Mơ ước về một thủ đô văn minh, hiện đại đã có từ lâu trong tư duy chiến lược của những người làm công tác quy hoạch Hà Nội
30/10/2010 08:26 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Mơ ước về một thủ đô văn minh, hiện đại đã có từ lâu trong tư duy chiến lược của những người làm công tác quy hoạch Hà Nội. Việc Quốc hội thông qua quyết định mở rộng địa giới hành chính thủ đô từ ngày 01/8/2008 giúp cho Hà Nội có vóc dáng mới, phù hợp với tiến trình phát triển của một đô thị mang tầm quốc tế...

Hà Nội giờ đây trở nên rộng hơn gấp nhiều lần so với trước, lại có thế đứng vững chãi khi lưng tựa vào dãy núi Ba Vì nhìn ra sông Hồng nên vẫn giữ được cái thế «rồng cuộn hổ ngồi», tiện hướng «nhìn sông dựa núi». Hà Nội vươn lên phía Bắc tạo dựng thành phố với hai bờ sông, trùm sang phía Đông và phía Tây ôm trọn cả xứ Đoài. Một cuộc kiến tạo mới giúp Hà Nội có đủ quỹ đất xây dựng không gian đô thị hiện đại bên cạnh một đô thị có chiều sâu lịch sử, vừa trang nghiêm vừa cổ kính…, gắn liền với những chiến lược trong công tác quy hoạch thủ đô không chỉ dừng lại ở tầm nhìn 20, 30 năm mà còn cả trong tương lai xa. 


The Manor (Mỹ Đình) thể hiện rõ hình ảnh của một tổ hợp chức năng bao gồm: nhà ở - căn hộ - văn phòng ... 
do các kiến trúc sư nước ngoài thiết kế cho doanh nghiệp Việt Nam ở phía Tây Hà Nội.

Giao lộ Láng Hòa Lạc trên đại lộ Thăng Long, 
một trong những đầu mối liên kết với mạng lưới giao thông vùng thủ đô và quốc gia.

Hệ thống các siêu thị lớn phục vụ nhu cầu thiết yếu cuộc sống của người dân một thủ đô hiện đại.

Ngày càng có nhiều khu chung cư mang kiến trúc mới, hiện đại mọc lên giữa lòng Hà Nội.

Những loại xe ô tô sang trọng, hiện đại đã xuất hiện ngày càng nhiều trên đường phố Hà Nội những năm gần đây.

Các quán café mang phong cách trẻ trung hiện đại trở thành điểm gặp gỡ trao đổi ưa thích của những cư dân trẻ Thủ đô.

Sự đan xen của một không gian đô thị hiện đại bên cạnh những nét kiến trúc mang chiều sâu lịch sử, 
vừa trang nghiêm vừa cổ kính bên hồ Hoàn Kiếm.

Du khách quốc tế đến thăm Hà Nội có dịp được khám phá nhiều điểm đến mang giá trị văn hóa, 
lịch sử của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Du khách quốc tế đến thăm Hà Nội có dịp được khám phá nhiều điểm đến mang giá trị văn hóa, 
lịch sử của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Du khách quốc tế đến thăm Hà Nội có dịp được khám phá nhiều điểm đến mang giá trị văn hóa, 
lịch sử của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Sau ngày mở rộng địa giới hành chính, Chính phủ đã có quyết định lập quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050. Đây là vấn đề quan trọng không chỉ tác động đến tương lai của Thủ đô mà còn liên quan đến vận mệnh của đất nước. Thứ trưởng Bộ Xây dựng, ông Nguyễn Đình Toàn cho rằng, việc đầu tiên là phải tổ chức được một không gian đô thị hợp lý, từ đó sẽ định hướng và quản lý sự phát triển bền vững của Thủ đô. Theo định hướng quy hoạch này thì Thủ đô Hà Nội phát triển theo mô hình chùm đô thị, gồm đô thị trung tâm hạt nhân và các đô thị vệ tinh, được liên kết bằng hệ thống giao thông vành đai kết hợp các trục hướng tâm, có mối liên kết với mạng lưới giao thông vùng thủ đô và quốc gia.
 Đô thị trung tâm hạt nhân đóng vai trò là trung tâm chính trị, lịch sử, văn hóa, dịch vụ, đào tạo chất lượng cao… được xác định tiếp tục mở rộng khu vực nội đô hiện nay về phía Nam sông Hồng đến đường vành đai 4 và về phía Bắc sông Hồng gồm các huyện Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm và quận Long Biên nhằm giải quyết các vấn đề tồn tại về hạ tầng đô thị và dân số. Đô thị lõi lịch sử (giới hạn từ khu phố cổ, phố cũ đến khu vực vành đai 3 và vành đai xanh sông Nhuệ) được kiểm soát, bảo tồn nghiêm ngặt hệ thống di sản, trong đó việc bảo tồn Khu trung tâm chính trị Ba Đình và Di tích Hoàng thành Thăng Long nhằm khẳng định tầm vóc trung tâm quyền lực chính trị cao nhất cả nước, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử vô giá của Thủ đô ngàn năm văn hiến. Đồng thời, cũng chú trọng bảo tồn, gìn giữ các khu phố cổ, các khu phố cũ, cấu trúc đô thị, phong cách kiến trúc đặc trưng từng khu vực, các công trình có giá trị tiêu biểu như: cầu Long Biên, ga Hà Nội, cảnh quan di tích hồ Tây…
Bên cạnh đô thị trung tâm hạt nhân, hệ thống 5 đô thị vệ tinh của Thủ đô Hà Nội sẽ được xây dựng, phát triển dựa trên các đô thị hiện hữu như: Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên - Phú Minh, Sóc Sơn. Chỉ riêng Hòa Lạc là đô thị phát triển mới, mang tính chất đô thị khoa học, tập trung công nghệ tiên tiến nhất của Việt Nam và là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho cả nước. Mỗi đô thị vệ tinh có chức năng, đặc thù riêng nhằm hỗ trợ, chia sẻ với đô thị trung tâm hạt nhân về nhà ở, đào tạo chất lượng cao, công nghiệp, dịch vụ... Các thị trấn sinh thái phát triển từ các thị trấn, thị tứ hiện hữu theo mô hình đô thị sinh thái, có kiểm soát và giới hạn về quy mô, tính chất, chức năng và hình thái không gian. Các thị trấn này sẽ đóng vai trò hỗ trợ các tiện ích công cộng, hạ tầng, thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế, xã hội vùng nông thôn, trở thành cầu nối cân bằng giữa đô thị và nông thôn…
Hà Nội với vóc dáng mới trong thế kỷ XXI, trở thành thành phố vừa vừa hiện đại vừa đậm đà bản sắc dân tộc ; là trung tâm đầu não về chính trị, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật và giao dịch quốc tế…, là mơ ước của mỗi người dân Việt Nam khi hướng về thủ đô yêu dấu.

- Hà Nội mở rộng địa giới hành chính từ ngày 01/8/2008, có diện tích 334.470,02 ha và hơn 6,5 triệu nhân khẩu (đầu năm 2010).
- Trong vài thập kỷ tới, khi dân số Việt Nam đạt ngưỡng 120 triệu người thì thủ đô Hà Nội lúc đó chiếm khoảng 10% dân số cả nước, mật độ khoảng 3.500 đến 4.000 người/km2, tương đương với mật độ dân số ở thủ đô của một số nước phát triển hiện nay như: Paris (Pháp) 3.500 người/km2, London (Anh) 5.100 người/km2, Berlin (Đức) 3.740 người/km2, Moskva (Nga) 3.629 người/km2, Tokyo (Nhật Bản) 4.400 người/km2
- Hà Nội là một trong 17 thủ đô và thành phố trên thế giới có diện tích hơn 3.000 km2.
 
Bài: Tuấn Long - Ảnh: Trọng Chính, An Thành Đạt, Trà My, Phạm Hùng Kim
Nguồn BAVN Online

Các tin đã đăng:
© 2009 -2024An Sơn JSC. Địa chỉ: Số 460, Đường Lê Văn Việt, Khu phố 2, phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh. E-Mail: congtycpanson@gmail.com
Powered by Sacomtec Corp.bản đồ bằng gỗ 3d